Những điều cấm kỵ dễ biến "bữa tiệc" phòng the thành "thảm hoạ"" alt=""/>Hai việc quý ông không nên làm sau khi ân ái
Bộ Y tế khuyến cáo tất cả người trưởng thành không có triệu chứng đái tháo đường cần đi khám, xét nghiệm đường huyết để phát hiện sớm tiền đái tháo đường và đái tháo đường.
Còn với những người thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2) và có kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau: Có người thân đời thứ nhất (bố mẹ, anh chị em ruột, con đẻ ) bị đái tháo đường; tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch; tăng huyết áp (≥ 140/90 mmHg, hoặc đang điều trị tăng huyết áp); HDL cholesterol < 35 mg/dL (0,9mmol/L) và/hoặc triglyceride >250mg/dL (2,8mmol/L). Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang. Những người ít hoạt động thể lực. Các tình trạng lâm sàng khác liên quan với kháng insulin. Những phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm ít nhất 3 năm/lần.
Tại Việt Nam, điều tra của Bộ Y tế năm 2015 cho thấy hơn 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong đó, 64,8% người bệnh đái tháo đường tại cộng đồng chưa được chẩn đoán.
Bệnh đái tháo đường gây nhiều biến chứng nặng nề như: mù lòa, suy thận, cắt cụt chi, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Vì vậy, chi phí điều trị và chi phí phúc lợi xã hội chăm sóc những bệnh nhân bị biến chứng chiếm tỷ trọng cao trong quỹ bảo hiểm y tế, an sinh xã hội.
Do bệnh thường diễn biến âm thầm nhiều năm trước thời điểm phát hiện, không có triệu chứng nên nhiều người không biết mình bị mắc bệnh. Họ chỉ biết bệnh khi đã có biến chứng hoặc do đi khám bệnh khác.
Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện kịp thời để điều trị thì có nguy cơ rất cao mắc các biến chứng cấp tính như hôn mê hoặc các biến chứng mạn tính như các bệnh tim mạch, bàn chân, mắt.
Tôi và chồng kết hôn tại một nhà hàng ở nông thôn. Trước khi kết hôn, mẹ chồng nói hai đứa nên tổ chức đám cưới đơn giản để tiết kiệm tiền mua nhà. Bởi vậy, hôn lễ của chúng tôi chỉ chi có 70 triệu đồng, chồng mua cho tôi 3 chỉ vàng, của hồi môn của nhà tôi cho là một chiếc xe gần 400 triệu.
![]() |
Mẹ chồng đã làm đảo lộn cuộc sống của vợ chồng tôi (Ảnh minh họa) |
Vì nhà chồng tôi nghèo nên trước đây, bố mẹ tôi không bằng lòng cho tôi đến với anh. Nhưng vì hai chúng tôi đã bên nhau nhiều năm, tình cảm này tôi không nỡ buông tay nên sau nhiều lần cấm cản, bố mẹ tôi cũng đồng ý. Tôi hi vọng sau khi kết hôn, hai đứa có thể mua một căn nhà ở thành phố vì tôi không thể sống chung được với mẹ chồng khó tính.
Trước khi kết hôn, mẹ chồng đã đồng ý cho vợ chồng tôi vay 700 triệu để mua nhà, khi đó bà chỉ nói miệng, chứ không có giấy vay tiền cụ thể. Sau khi kết hôn, chúng tôi đi xem được nhà rồi, dự định trả tiền đợt đầu thì hỏi mẹ lấy tiền nhưng không ngờ mẹ chồng tôi nói rằng, chưa từng bảo sẽ cho hai đứa tiền.
Tôi nghe vậy rất tức giận nên đã nói lý với bà. Tôi còn nhớ rõ từng câu từng chữ bà đã từng nói, dưới sự chất vấn mạnh mẽ của tôi, bà cuối cùng cũng đồng ý. Nhưng bà nói rằng, bà không có ngần ấy tiền, chỉ cho chúng tôi được 175 triệu, cuối cùng tôi và chồng cũng đành phải chấp nhận.
Ban đầu chúng tôi có thể mua được căn 90m2 nhưng bây giờ chỉ có thể mua căn 62m2, hai phòng ngủ, một phòng ăn. Ngoài các diện tích phụ, còn lại căn hộ cũng rất nhỏ. Tôi rất giận vì mẹ chồng thất hứa, còn chồng thì an ủi tôi rằng, nhất định sau này sẽ cố gắng kiếm tiền mua nhà to hơn, không để tôi cả đời này sống trong căn nhà nhỏ như vậy.
Nghe thấy câu này của chồng, tôi tìm người nhà mình mượn hơn 50 triệu để sửa lại căn nhà. Sau 2 tháng sửa sang, chúng tôi chuyển vào căn nhà mới - tổ ấm của chúng tôi.
Không thể ngờ được, chỉ sau một tháng nhận nhà, mẹ chồng đã làm đảo lộn cuộc sống của chúng tôi. Đó là một ngày bất ngờ, mẹ chồng mang theo cháu lên nhà tôi ở. Tôi nghĩ bà chỉ đưa cháu đến chơi nên cũng lịch sự tiếp đón nhưng bà nói rằng, muốn có một căn phòng ở đây để bà và cháu nội ở với chúng tôi.
Thấy lạ lùng nên tôi hỏi mẹ chồng: "Nhà mẹ rộng như vậy, sao còn lên đây ở chật chội làm gì ạ?" thì bà nói, sau này đứa cháu muốn học ở thành phố, nó học rất giỏi, thành tích rất tốt, nó đã được nhận vào trường điểm của thành phố, phải có chỗ để ở chứ.
Tôi tức giận nói với bà rằng, căn hộ của chúng tôi đã nhỏ như vậy, trước đây bà đã đồng ý cho 700 triệu, bây giờ phải ở chật chội như thế này, nếu bà bảo đến chơi thì tôi lúc nào cũng hoan nghênh nhưng nếu sau này chúng tôi có con thì làm sao? Con trẻ học hành là quan trọng, nhưng nếu muốn thì bà cho cháu trọ ở trường đi, chứ tôi không thể sống được kiểu chung đụng như vậy! Thế nhưng mẹ chồng vẫn kiên quyết chuyển vào, nói rằng tiền mua nhà cũng có một phần của bà, nếu không cho bà ở thì phải trả lại bà 175 triệu.
Cuối cùng, bà nhất quyết ở lại với vợ chồng tôi. Và cũng từ đó, tôi và chồng ngày nào cũng cãi nhau chuyện nhà cửa, nhịn được nửa năm thì tôi không cố được nữa nên quyết định ly hôn. Khi chúng tôi làm thủ tục ly hôn, mẹ chồng tôi không biết nên bà không có bất cứ ý kiến gì.
Sau khi thủ tục ly hôn xong xuôi, bà lại gọi cho tôi nói rằng, sẽ thuê nhà cho đứa cháu ở, mỗi ngày đều có thể chăm sóc cho cháu, không làm phiền cuộc sống vợ chồng tôi nữa. Bà cũng ngỏ ý muốn tôi và chồng tôi tái hợp nhưng chồng tôi cũng không có bất cứ ý kiến gì.
Theo các bạn, khi đã giải quyết được mọi việc, tôi có nên tái hợp với chồng không?
(Theo Sina/ Dân Việt)
" alt=""/>Mới mua nhà, mẹ chồng đã đưa cháu đến ở